Phương Nam Audio xin chia sẻ kiến thức về loa như sau: Loa là thiết bị dùng để khuếch đại âm thanh rất quen thuộc chúng ta có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi như trên xe hơi, phòng hát karaoke, siêu thị, nhà thờ…v.v.
Tuỳ vào mục đích sử dụng như nghe nhạc, xem phim, thông báo….v.v. Mà người ta thiết kế loa với nhiều kích thước, chất liệu, kiểu dáng phù hợp khác nhau. Tuy nhiên về cấu tạo cơ bản của loa thì đều giống nhau
Hãy cùng PHƯƠNG NAM AUDIO tìm hiểu chi tiết kiến thức về loa nhé
Table of Contents
Bao quát kiến thức về loa
1. Củ loa (Driver)
Củ loa hay còn gọi là driver có vai trò rất quan trọng và được ví như linh hồn của 1 chiếc loa Chức năng chính của củ loa là truyền phát tín hiệu thành sóng âm thanh thông qua màng loa.
Dựa trên vai trò của từng củ loa mà người ta chia củ loa ra thành 4 dạng chính
- Loa trầm (Sub): đảm nhiệm vai trò tái tạo lại những tần số thấp (low) khoảng từ 20hz đến 500hz.
- Loa trung (Mid): sẽ tái tạo lại những tần số tiếp theo khoảng từ 500hz đến 6khz
- Loa treble (Hight): sẽ phát ra những tần số cao khoảng từ 6khz đến 20khz
- Loa toàn dải: trên một củ loa duy nhất loa toàn dải có thể tái tạo lại cả 3 khoảng tần số Low, Mid , Hight . nhờ vậy mà loa toàn dải sẽ tối ưu được diện tích, tuy nhiên về độ chi tiết và chân thực thì sẽ có phần thấp hơn so với việc loa kết hợp 3 driver
2. Phân tần (Mạch loa)
Phân tần giúp phân chia tần số phù hợp đến các củ loa: Bass, Mid, Treble
Ngoài ra còn giúp bảo vệ loa tránh việc củ loa bị cháy
3. Viền nhún
Vai trò giúp giữ kín hơi mang lại độ “mềm” cho âm thanh
Thông thường được làm bằng giấy hoặc vải
4. Nhện loa
Nhện loa hoạt động như 1 chiếc lò xo khi tín hiệu điện đi qua coil sẽ di chuyển liên tục kéo theo sự đàn hồi của nhện loa
Nhện loa cũng sẽ đóng góp 1 phần không nhỏ vào việc quyết định chấp lượng âm thanh.
5. Nam châm
Nam châm của loa có hình tròn và được đặt cố định ở đằng sau của loa, trọng tâm của nam châm sẽ được đặt thẳng hàng với trọng tâm của màng loa.
Chính nam châm sẽ tạo ra lực từ tác động lên cuộn dây đồng và tạo ra những xung động về âm thanh. Sau đó, những xung động sẽ tác dụng lên màng loa và tạo ra âm thanh.
Nam châm sẽ tạo ra từ trường tác động lên cuộn dây tạo ra những xung động cùng với các bộ phận khác sẽ tạo ra âm thanh
Có 3 loại nam châm thường được sử dụng đó là Alnicol, Ferrite, Neodymium
- Alnicol: có từ trường mạnh tuy nhiên hoạt động liên tục sinh ra nhiệt lượng lớn và giảm từ tính không có khả năng tự phục hồi nên hiện nay ít được được sử dụng
- Ferrite: Có từ trường yếu hơn so với Alnicol tuy nhiên lại cùng khối lượng, và có khả năng hoạt động ở công suất cao liên tục, giá thành của loại này tương đối rẻ nên được sử dụng rất phổ biến.
- Neodymium: Loại này có từ tính mạnh , hoạt động bền bỉ, và khả năng phục hồi cực tốt tuy nhiên giá thành vẫn hơi cao, thường chỉ có trên nhữnng loa tầm trung và cao cấp.
6. Côn loa (coil)
Côn loa (Coil) là 1 ống hình trụ (được làm bằng nhựa chịu nhiệt) có các dây đồng cuốn quanh.
Côn loa thường được đặt ở ngay khe hở từ. Đối với khe từ càng nhỏ thì tạo ra chất lượng âm thanh càng tốt. Côn loa phải chịu nhiệt độ cao do tín hiệu điện đi qua nên thường được bôi keo ở lớp kim loại để tạo độ chắc chắn.
7. Dây quấn
Dây quấn được sử dụng phổ biến hiện nay đó là dây quấn tròn hoặc dây vuông, hình bầu dục.
Dây quấn tròn có khối lượng nặng do có nhiều lỗ trống vì vậy bạn nên chọn dây vuông và bầu dục để khắc phục , ngoài ra còn có thể tiết kiệm 20% thời gian
Chất liệu của dây thường được làm bằng đồng bên ngoài phủ 1 lớp nhôm
Dây cuốn thường có 2 dạng
- (Underhung Voice Coil). Nằm hoàn toàn trong khe từ
- (Overhung Voice Coil) . Có dây lú ra ngoài
8. Màng loa
Màng loa là bộ phận cũng rất quan trọng bởi nó sẽ quyết định âm thanh được tái tạo ra. Tuỳ vào nhu cầu sử dụng mà màng loa được làm với các chất liệu khác nhau như: kim loại, giấy, nhựa.
9. Khung sườn
Khung sườn sẽ chống đỡ cho các bộ phận củ loa, viền nhún, mạng nhện, côn …
Thường được làm bằng kim loại như nhôm, thép … cũng có thể bằng nhựa để giảm chi phí sản xuất
10. Thùng loa
Thùng loa là lớp vỏ ngoài cùng của loa, thông thường được làm bằng gỗ, nhựa hoặc kim loại
Ngoài việc để cố định các linh kiện bên trong, thì thùng loa cũng được nghiên cứu rất kỹ lưỡng sao cho âm thanh khi cộng hưởng với thùng sẽ cho ra chất âm tốt nhất
Các yếu tố như chất liệu, độ dày, hình dáng cũng sẽ ảnh hưởng đến âm thanh phát ra
11. Cọc loa (Trạm đấu nối dây)
Cọc loa được làm bằng vật liệu kim loại giúp bạn đấu nối dây từ loa sang âm li hoặc kết nối các loa với nhau. bạn nên chọn cọc loa được làm bằng những vât liệu có độ bền cao, chống oxi hoá, và dẫn điện tốt, vì như vậy sẽ tránh được việc nhiễu tín hiệu và những tiếng xẹt xẹt (mô ve)
Qua bài viết trên Phương Nam Audio đã phân tích đầy đủ kiến thức về loa cho mọi người, nếu còn bất kì thắc mắc nào, hãy để lại bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp hotline Phương Nam Audio.